Vải thun là gì? Đặc tính, ứng dụng phổ biến nhất hiện nay

Vải thun là một chất liệu quen thuộc với mọi người vì chúng hiện diện ở khắp nơi quanh chúng ta qua các loại quần áo, trang phục. Quần áo may bằng vải thun rất phổ biến, nhất là vào mùa hè. Nhưng thay vì mua đồ may sẵn ở ngoài, có một phần lớn khách hàng thích mua vải về nhà và tự may nhiều hơn. Tuy nhiên, người tiêu dùng thì hiểu biết về chất liệu vải sẽ ít hơn nhiều so với người làm trong ngành may lâu năm. Vì thế, bài viết này cung cấp kiến thức cơ bản cần thiết cho tất cả mọi người về vải thun một cách dễ hiểu và dễ áp dụng nhất.

Vải thun là gì?

Thun là tên 1 chất vải phổ biến nhất hiện nay trên thị trường với đặc tính co giãn tốt nhất và được sử dụng để may trang phục, quần áo. Loại vải này dễ sử dụng và cắt may nên được cả người bán vải, những nhà thiết kế và người tiêu dùng yêu thích.

Đặc điểm của vải thun

Ưu điểm

Có nhiều loại vải thun và đặc tính của chúng cũng rất khác nhau do nguyên liệu cấu tạo nên chúng khác nhau nhưng vẫn có chung 1 vài đặc điểm như sau.

Co giãn tốt

Độ co dãn của vải thun làm người ta ưa thích. Mọi người đều có lúc gầy, lúc lại mập lên 1 chút, không đáng kể nhưng nếu những loại vải kém co dãn sẽ làm cơ thể khó chịu trong trường hợp đó là đồ bó.

Dễ cắt may

Thế giới may mặc cần nhiều sáng tạo, các mẫu trang phục mới ra đời nhanh chóng nhưng ít có loại vải nào đáp ứng được nhu cầu đa dạng và thay đổi liên lục như vải thun. Loại vải này dễ cắt may và phù hợp được với nhiều kiểu dáng từ đơn giản đến cầu kỳ.

Làm mát cơ thể

Vải thun có tính chất làm mát nên được sử dụng nhiều vào mùa nóng. Mặc vải thun lên người cảm thấy rất thoải mái, dễ chịu và mát mẻ, làm dịu đi nhiều cái nóng mùa hè.

Dễ giặt giũ

Vải thun có độ phổ biến cao một phần vì nó rất dễ vệ sinh sau khi sử dụng. Không cần cầu kỳ hay quá cẩn thận, bạn có thể giặt vải thun bằng máy. Sau khi phơi khô thường vải sẽ bị nhăn thì mình chỉ cần là ủi 1 chút là ổn.

Nhược điểm của vải thun

Độ thấm hút mồ hôi không cao

Nhược điểm lớn nhất của vải thun là độ thấm hút mồ hôi không cao. Điều này thì ai cũng sẽ nhận ra khi sử dụng vải thun.

Đôi khi quá dày

Có một số loại vải thun như thun da cá có độ dày lớn hơn các loại thun thường nên khi sử dụng vào mùa hè sẽ hơi nóng.

Bên cạnh đó vải thun cũng dễ bị nhàu nát sau khi giặt nhiều lần chính vì thế độ bền của vải thun không cao.

Phân loại

Trên thị trường có vô vàn loại vải thun, càng ngày càng phát triển và sáng tạo ra nhiều loại khác: Vải Bamboo, vải Modal, Nylon, Polyester, CVC, vải thun cát, thun da cá, thun giả Jean, thun giấy, thun hạt mè, thun lưới, thun lạnh, thun xô,… Dưới đây là một số loại thun phổ biến và đặc điểm của từng loại.

Thun Cotton

Thun trơn 100% Cotton

Đây là loại thun có 2 dòng co dãn 2 chiều và 4 chiều, có nguồn gốc từ sợi bông tức là sợi xenlulozo. Loại 4 chiều có khả năng co dãn tốt hơn hẳn. Loại vải này có khả năng thấm hút mồ hôi tốt, là 1 loại vải cao cấp và có giá thành cao nhất.

Vải thun trơn 100% Cotton hàng loại I có giá từ 140.000 – 180.000 đồng/ 1kg tùy số lượng mua và màu sắc.

Vải thun CVC

Thun CVC còn gọi là thun 65/35 hay thun 65% Cotton. 35% còn lại trong thành phần là Poly etylen.

Vải này dùng để may áo thun cao cấp. Giá thành cũng khá cao từ 115.000 – 145.000 đồng/ 1kg theo màu sắc và số lượng.

Vải TC

Thun TC hay còn gọi là thun 35/65, thun 35% Cotton và 65% còn lại là Poly etylen. Đây là chất liệu vải phổ biến nhất, chất lượng vừa phải. Giá cả cũng dễ mua, dao động từ khoảng 95.000 – 115.000 đồng/ 1kg tùy màu sắc và số lượng.

Vải thun PE

PE là viết tắt của thành phần Poly etylen. Tức là loại vải này 100% thành phần là Poly etylen nên độ bền rất cao và không bị nhàu. Đây là loại vải thun 2 chiều rất ít co dãn khi sử dụng.

Vải này có giá thành khá mềm, dao động từ 60.000 – 90.000 đồng/1kg tùy theo màu sắc và số lượng nên được nhiều người sử dụng

Thun cá mập

Vải thun cá mập là 1 loại vải thun 2 chiều, ít co dãn. Loại vải thun này được dệt kim, bề mặt có độ nhám rõ rệt và có mắt lưới to hơn vài thun trơn.

Vải này có giá trung bình  khoảng 95.000 – 120.000 đồng/1kg tùy theo màu sắc và số lượng vải.

Thun cá sấu

Vải thun cá sấu được chia làm 4 loại nhỏ với các chất liệu các nhau là: Poly, Poly etylen, Cotton 100%, Cotton 65%.

Vải thun cá sấu thực chất cũng là vải thun Cotton nhưng có mắt vải được dệt to hơn, tức là lỗ dưới đan dệt to hơn vải Cotton thường nhưng lại nhỏ hơn loại thun cá mập.

Giá của vải thun cá sấu trung bình từ 90.000 – 120.000 đồng/1kg tùy theo màu sắc và số lượng vải.

Thun lạnh

Vải thun lạnh là loại vải thun được làm hoàn toàn 100% từ nguyên liệu Poly Etylen. Loại vải này có đặc điểm là có khả năng co dãn 2 chiều hoặc 4 chiều tùy theo từng loại, bề mặt vải bóng loáng và không có lông. Có thể dùng để in chuyển nhiệt. Trên thân vải sẽ có hạt mè.

Giá cả của loại vải này trung bình rơi vào khoảng 65.000 – 95.000 đồng/1kg tùy theo số lượng vải và màu sắc.

Ứng dụng của vải thun

Với sự phân loại đa dạng nên hiện nay chất liệu vải thun được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là lĩnh vực may mặc.

Sản xuất quần áo

Hiện nay các trang phục từ vải thun là sản phẩm đặc biệt được ưa chuộng trong sản xuất các loại quần áo từ mùa hè đến mùa đông. Không khó để chúng ta bắt gặp những chiếc sơ mi, áo font, đồ thể thao, hay áo thun mua đông được làm từ chất liệu vải thun cao cấp. Những sản phẩm này không chỉ có khả năng thấm hút tốt mà còn có độ bền vượt trội trong suốt quãng thời gian sử dụng.

Các sản phẩm dùng trong gia đình

Bên cạnh trang phục, vải thun cũng được sử dụng để may những mặt hàng trang trí trong gia đình như các loại khăn choàng, khăn trải bàn, rèm cửa, khăn tắm, thảm trải.

Vẫn với đặc tính thấm hút cực kỳ tốt thì những sản phẩm được làm từ vải thun này luôn là lựa chọn số 1 trong các gia đình.

Cách vệ sinh, bảo quản vải thun

Để đảm bảo vải thun được bền đẹp và sạch khuẩn chúng ta cần thường xuyên vệ sinh và làm sạch chất liệu này đúng cách:

Vệ sinh vải thun

Không được giặt chung các màu trang phục vải thun với nhau mà phải phân loại kỹ càng trước khi giặt để tránh phai màu lên nhau.

Làm sạch vải thun trong nguồn nước ở mức nhiệt dưới 40 độ vì nước quá nóng sẽ khiến áo bị giãn và rất nhanh hỏng.

Chỉ sử dụng những loại bột giặt dịu nhẹ, lành tính, tránh các chất tẩy rửa mạnh và tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc tẩy trên sản phẩm.

Ưu tiên việc giặt tay, nếu giặt máy phải lộn mặt trái của vải để giặt.

Sau khi giặt không nên vắt chất liệu thun mà hãy để sản phẩm khô tự nhiên để tránh bị giãn sợi vải quá mức.

Bảo quản vải thun

Nên bảo quản vải thun ở khu vực thoáng mát tránh những nơi ẩm ướt vì đặc tính hút ẩm của loại vải này sẽ sinh ra hiện tượng ẩm mốc.

Nên loại bỏ các vết bẩn ngay lập tức, tránh để lâu sẽ sinh ra hiện tượng ẩm mốc.

Nếu là quần áo hãy dùng mức nhiệt thấp để tránh sợi vải bị co lại.

Tổng kết

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vải thun – một loại vải phổ biến với tất cả các khách hàng. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích và giúp các bạn mua được 1 sản phẩm vải thun ưng ý nhất.

chat Zalo
img-hover
Wechat
img-hover
093.355.8586